Chương trình tư vấn sức khỏe
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.Nhà vô địch châu Âu Donnarumma muốn rời PSG vì không được trọng dụng
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 15 giờ cùng ngày, chị T. (30 tuổi) cùng con trai tên H. (12 tuổi, ở thôn Tân Lý, xã Minh Hóa) xuống khe Mục Miệu gần nhà để chuẩn bị lúa giống cho vụ mùa mới.Đến chiều tối, người thân không thấy 2 mẹ con về nhà nên đi tìm thì phát hiện thấy đôi dép, rổ thóc giống trên tảng đá gần khe nước.Nhận được tin báo, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng cùng người dân tìm kiếm. Đến khoảng 19 giờ ngày 4.1.2025, lực lượng tìm kiếm đã phát hiện mẹ con chị T. tử vong ở khu vực nước sâu gần đó. Hiện tại gia đình đã đưa thi thể 2 nạn nhân về nhà để lo hậu sự.
Siêu mẫu Ngọc Nga: Tôi từng rời showbiz vì chọn gia đình
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Hoa hậu Phương Lê cho biết cô và nghệ sĩ Vũ Luân đã đăng ký kết hôn từ tháng 4.2024. Sau màn cầu hôn ngọt ngào, họ dọn về ở chung trong biệt thự 200 tỉ đồng. Cặp sao thừa nhận bản thân có những thay đổi tích cực từ khi nên duyên vợ chồng. Tuy nhiên, Vũ Luân cũng phải đối diện với lời đồn đoán trong hôn nhân. Có người cho rằng anh nên duyên vợ chồng vì tài sản của Phương Lê. Nam nghệ sĩ nhấn mạnh cả hai đến với nhau vì sự thấu hiểu và khẳng định sẽ gắn bó lâu dài. "Tôi ít chia sẻ chuyện mình kinh doanh ở đâu, bao nhiêu đất nhưng nhìn chung về kinh tế, chúng tôi ổn định. Phương cần gì tôi có thể hỗ trợ và ngược lại, tôi cần gì thì Phương cũng sẵn sàng. Chuyện đó hai vợ chồng không tính toán. Có nhiều người cũng hỏi nên sẵn đây tôi chia sẻ rằng sắp tới, có tài sản chung chỉ hai vợ chồng biết thôi. Tôi ngại chia sẻ trên không gian mạng", nghệ sĩ cải lương cho hay.Chia sẻ về cuộc sống hiện tại, Hiền Thục nói một ngày của cô trôi qua nhẹ nhàng. Nữ ca sĩ dành phần lớn thời gian cho âm nhạc vì đó là lẽ sống. Cô kể: "Tôi vẫn đi diễn, vào phòng thu tập bài mới, tìm hiểu những chất liệu mới… để trở lại đường đua. Ngoài ra, tôi cũng chú trọng việc chăm sóc bản thân vì nghĩ vẻ ngoài tươm tất cũng là cách tôn trọng khán giả. Tôi sắp xếp công việc để chơi với con gái và hai bạn cún nhỏ”.Mới đây, Hiền Thục gây chú ý khi ra mắt MV A song for you, nói về tuổi thơ ngọt ngào của mình. Về việc phát hành ca khúc vào thời điểm này, giọng ca 8X tâm sự sau quãng thời gian sum vầy, mọi người lại hối hả trở lại thành phố để bắt nhịp guồng quay công việc. Do đó, Hiền Thục mong muốn đây là món quà gửi tới khán giả để mọi người có thêm động lực làm việc, đạt nhiều thành công trong năm mới.Trong chương trình Kỷ niệm thanh xuân, Quỳnh Lan cho biết lần đầu chính thức biểu diễn trên sân khấu cùng đàn guitar là vào năm học cấp ba. “Tôi còn nhớ lúc đó tôi hát bài Em sẽ lớn lên dưới những mái trường, và ca khúc này luôn giúp tôi giành được giải nhất ở những cuộc thi hát trong khuôn khổ trường học”, nữ ca sĩ nhắc lại.Cho đến khi gia nhập nhóm Du ca đồng nội, Quỳnh Lan dần hoàn thiện kỹ năng chơi đàn. Giọng ca Chiếc lá cuối cùng chia sẻ: “Tôi nghiệm ra một điều, chơi đàn guitar không phụ thuộc vào trình độ đánh như thế nào mà bạn phải hiểu được cây đàn mang lại tinh thần như thế nào. Và cây đàn này mang lại cho tôi cảm giác vô cùng tự tin khi hát”.Về kế hoạch âm nhạc trong thời gian tới, Quỳnh Lan nói từ lâu, cô đã lui về và sống cuộc đời khép kín. Cô bộc bạch: “Có thể sau này tôi sẽ có những dự án riêng cho âm nhạc nhưng hiện tại tôi chưa thể nói về điều gì. Tuy nhiên, trong những lần trở về Việt Nam, tôi vẫn tham gia chương trình, biểu diễn đều đặn, dù không nhiều như trước đây nhưng tôi chưa bao giờ từ bỏ sự nghiệp ca hát cả”.Sixth Sense chính thức trở lại với phần ngoại truyện Vòng quanh thành phố cùng dàn sao như Yoo Jae Suk, Song Eun Yi, Go Kyung Pyo và Mimi. Đây là chương trình tạp kỹ đầu tiên sau 20 năm, đôi bạn thân Yoo - Song tái hợp cùng nhau. Tình bạn lâu năm và sự hiểu nhau của họ được kỳ vọng sẽ mang đến loạt tình huống hài hước cho chương trình.Trong mỗi tập phát sóng, các thành viên sẽ đến với một thành phố khác nhau để cùng khám phá về văn hóa, du lịch, ẩm thực... Thế nhưng họ vẫn không được lơ là nhiệm vụ sử dụng giác quan để phát hiện ra những điều giả mạo đã được ê kíp dày công sắp đặt. Chương trình được phát sóng trên FPT Play từ ngày 14.2, song song với Hàn Quốc.
Khi thầy cô bị... bắt nạt
Sau chiến thắng thuyết phục 3-2 của đội tuyển Việt Nam trước đội tuyển Thái Lan ở trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 và lên ngôi vô địch (với tổng tỷ số 5-3), CĐV ở TP.Đà Nẵng đã đổ xô ra đường ăn mừng chiến thắng.Ghi nhận của PV Thanh Niên, sau khi tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch, hàng nghìn người dân tại TP.Đà Nẵng đã đổ xô ra đường. Tại chân cầu Rồng (đoạn cầu Tình Yêu, Q.Sơn Trà), nhiều CĐV đã vui hết mình với đội tuyển, có cả du khách nước ngoài đứng bên lề đường Trần Hưng Đạo (Q.Sơn Trà) cổ vũ, ăn mừng như "những người trong cuộc".Cùng nhóm bạn du lịch TP.Đà Nẵng những ngày đầu năm mới 2025, em Hà Thị Thanh Hoa (quê tỉnh Quảng Bình) rất xúc động trước sự nỗ lực và tinh thần "chiến đấu đến hơi thở cuối cùng" của đội tuyển Việt Nam."Đây là kỷ niệm đẹp của em đối với Đà Nẵng và đội tuyển Việt Nam. Cả nhóm sẽ không thể quên được không khí ăn mừng ở thành phố biển xinh đẹp này", Hoa chia sẻ.Trong tâm trạng hồi hộp, nhiều du khách nước ngoài đến từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Canada, Mỹ… đã nhảy theo tiếng hô vang ăn mừng của người dân, du khách tại TP.Đà Nẵng.Anh Đặng Hoàng Thanh Thịnh (hướng dẫn viên tại TP.Đà Nẵng) dẫn đoàn du khách dõi theo trận đấu Việt Nam - Thái Lan xúc động chia sẻ: "Trước chiến thắng đầy quả cảm của đội tuyển Việt Nam khiến những vị khách của tôi không thể đứng yên. Họ đã đứng lên nhảy múa…".Quên đi diễn biến của trận đấu và pha ghi bàn thiếu fair-play của số 7 Supachok Sarachat, anh Nguyễn Đặng Phúc (du khách đến từ Quảng Bình) cảm thấy khá lo lắng trước chấn thương của tiền đạo Xuân Son khi số 12 phải bỏ dở trận đấu lịch sử."Xem lại pha quay chậm, tôi đã đoán Xuân Son gãy chân. Ăn mừng trước chiến thắng nhưng với tôi và hàng triệu con tim Việt luôn hướng về chấn thương của Xuân Son. Cảm ơn bạn đã thi đấu hết sức mình vì màu cờ sắc áo", anh Đặng Phúc xúc động.